Thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam ước tính có quy mô bằng tỉ USD. Đào tạo online là xu thế và là chìa khóa để các tổ chức giáo dục thực hiện một cú “đại nhảy vọt” đầy ngoạn mục.
Giáo sư Alex Tabarrok, một nhà kinh tế tại Đại học George Mason (Mỹ) và đồng sáng lập website đào tạo Marginal Revolution University nhận định: giáo dục trực tuyến rồi sẽ giống một ngành giải trí vì nhờ Internet, các giáo sư cũng sẽ trở nên nổi tiếng như những siêu sao.
Việt Nam - thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết
Theo nghiên cứu của Global Industry Analysts, thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu đạt hơn 100 tỉ USD trong năm 2017. Còn theo The Economist, số người đăng ký học trực tuyến trên thế giới năm 2016 đạt 60 triệu người và dự báo đạt 70 triệu người trong năm 2017.
Quy mô của thị trường giáo dục trực tuyến thế giới đang tăng trưởng “chóng mặt” trong vài năm trở lại đây
Theo khảo sát nghiên cứu, thị trường giáo dục đào tạo trực tuyến Việt Nam đang đầy tiềm năng với quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn 40% mỗi năm, ước tính quy mô thị trường không dưới 2 tỉ USD. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc hay Singapore.
Tính hết năm 2016, Việt Nam có 309 dự án đầu tư vào giáo dục và đào tạo với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD. Ông Nguyễn Trí Hiển, chuyên gia nghiên cứu giáo dục trực tuyến đánh giá: con số 309 doanh nghiệp là quá nhỏ so với quy mô của thị trường. Đào tạo trực tuyến tại Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng chưa được khai thác hết, là cơ hội để những tổ chức giáo dục tạo ra một cú “đại nhảy vọt” đầy ngoạn mục.
Rào cản, khó khăn
Giáo dục trực tuyến nằm trong loại hình hoạt động thứ tư của nền kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn chưa có công thức tài chính chuẩn cho lĩnh vực này.
Một nhà đầu tư đào tạo tiếng Anh trực tuyến tại Việt Nam tính toán: nếu trong một năm có 20.000 lượt học và giá mỗi bài giảng là 10.000 đồng, thì doanh thu một năm trên mỗi bài giảng là 200 triệu đồng. Lợi nhuận tiếp tục phát sinh trong những năm tiếp theo. Phép tính này rất hấp dẫn nhưng trong khi giáo dục trực tuyến là mô hình kinh tế dựa trên quy mô, một câu hỏi thú vị đặt ra là mức độ đầu tư vào mô hình này như thế nào và khi nào sẽ hái trái ngọt?
Bên cạnh đó hệ thống giáo dục trực tuyến đòi hỏi cơ sở dữ liệu lớn, an ninh mạng bảo mật, đường truyền tốc độ cao và đội ngũ hỗ trợ vận hành đông đảo. Không phải tổ chức nào cũng có đủ nhân lực, vật lực và tài lực để xây dựng cũng như vận hành.
“Đám mây” Việt – giải pháp hoàn hảo
Đón đầu xu thế phát triển thời đại mới, một số công ty công nghệ Việt đã cung cấp giải pháp giúp tất cả các tổ chức giáo dục đều có thể nhảy vào cuộc đua trực tuyến mà không phải lo đến chi phí dành cho hạ tầng công nghệ cũng như đội ngũ vận hành. Giải pháp công nghệ này được gọi với cái tên: “Cloud computing” hay Điện toán đám mây”
Giải pháp công nghệ cho đào tạo trực tuyến là một thị trường còn rất mới và rất ít nhà cung cấp. Trong số những công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này, được nhiều người biết đến là Hương Việt Group – doanh nghiệp có kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực giải pháp công nghệ - với sản phẩm CLS.vn (Cloud Learning System) – Hệ quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây - cung cấp giải pháp đào tạo nội bộ và giải pháp giáo dục trực tuyến.
CLS được các chuyên gia đánh giá cao bởi khả năng tùy biến không giới hạn, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp với quy mô từ vài chục đến hàng chục nghìn người. Khả năng tùy biến giúp doanh nghiệp linh hoạt trong ứng dụng hệ thống để đáp ứng yêu cầu theo đặc thù hoạt động của mình,doanh nghiệp có thể dùng CLS để đào tạo nội bộ hoặc tùy biến để niêm yết và bán các khóa học online.
CLS với chi phí rẻ - triển khai nhanh – vận hành đơn giản giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quy trình đào tạo nội bộ
Các chuyên gia cũng cho rằng với mức chi phí rất rẻ (chưa đến 10% so với việc thuê các giải pháp công nghệ nước ngoài và không phải tốn thêm chi phí cho vận hành) các hệ thống như CLS sẽ tạo ra cú hích rất mạnh cho thị trường giáo dục trực tuyến tại Việt Nam, không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục mà ngay cả các cá nhân cũng có thể dễ dàng sử dụng hệ thống để thương mại hóa các khóa học và kiến thức của mình.
Rào cản công nghệ được giải quyết triệt để đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục thực hiện một bước “đại nhảy vọt” đầy ngoạn mục trong thị trường đào tạo trực tuyến. Ai biết nắm bắt tốt thời cơ, người đó sẽ thành công.